Thời gian gần đây, sự gia tăng của các sự cố rò rỉ khí gas hay nổ bình gas khiến không ít gia đình, đặc biệt là những gia đình ở những thành phố lớn có xu hướng chuyển đổi sử dụng từ bếp gas sang bếp từ...
Thời gian gần đây, sự gia tăng của các sự cố rò rỉ khí gas hay nổ bình gas khiến không ít gia đình, đặc biệt là những gia đình ở những thành phố lớn có xu hướng chuyển đổi sử dụng từ bếp gas sang bếp từ. Tuy nhiên, khá nhiều người vẫn còn những băn khoăn xung quanh chiếc bếp từ như: cách sử dụng, cách vệ sinh, tính an toàn đối với sức khỏe người sử dụng,… Trong bài viết này, các chuyên gia Edesa sẽ chia sẻ cho bạn đọc một số thắc mắc về độ an toàn khi sử dụng bếp từ.
Sóng điện từ của bếp từ có ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng không?
Cho đến nay, vẫn chưa có cuộc nghiên cứu nào công bố bếp từ có ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Nhưng theo các chuyên gia kỹ thuật thì bếp từ không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nói chung. Các thông số kỹ thuật và tài liệu khoa học về dòng điện mà bếp từ sử dụng trong khi nấu nướng đều cho kết quả là đến cả người có vấn đề về tim mạch cũng chỉ bị ảnh hưởng không đáng kể.
Sóng của bếp từ là sóng trung tần, có tần số bức xạ cực thấp, tương đương với tần số của lò vi sóng. Nguyên tắc hoạt động của bếp là: với những cuộn cảm ứng được đặt dưới bề mặt khu vực nấu, bếp sẽ truyền nhiệt lượng chỉ khi mặt bếp tiếp xúc với những vật dụng làm bếp được làm từ chất liệu nhiễm từ, từ đó ngay lập tức truyền nhiệt lượng để bạn đun nấu, làm nóng thức ăn.
Có thể sử dụng bất kỳ nồi hoặc chảo nào với bếp từ?
Dựa trên nguyên lý hoạt động cảm ứng từ, nên chỉ những nồi, chảo, xoong chất liệu nhiễm từ mới có thể sử dụng được trên bếp từ. Một cách thử dễ dàng để biết dụng cụ bếp có thể dùng với bếp từ được hay không, đó là chỉ với một thanh nam châm. Bạn đặt thanh nam châm dưới đáy nồi, nếu thanh nam châm dính vào đáy nồi/chảo/xoong thì bạn có thể dùng nồi/xoong/chảo đó với bếp từ.
Bạn không nên dùng các dụng cụ nấu nướng bằng thủy tinh, đồng, nhôm hoặc nồi có đáy cong hoặc lõm, bời các loại nồi này không thể làm nóng trên bếp từ hoặc hiệu suất sinh nhiệt thấp.
Bề mặt bếp từ khi đun nóng có dễ bị nứt?
Với dòng bếp từ cao cấp như Edesa thì bề mặt bếp được làm từ vật liệu gốm thủy tinh cao cấp của hai thương hiệu nổi tiếng là Schott (Đức) và EuroKera (Pháp). Đây là hai thương hiệu uy tín với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất mặt kính và vật liệu công nghệ tiên tiến. Mặt kính của hai thương hiệu có những đặc tính vượt trội như: độ bền cao, khả năng chịu nhiệt lên đến hơn 700 độ C, bề mặt kính sáng, chống trầy xước, chống bám vết bẩn, không chứa các chất độc hai, thân thiện với môi trường. Với những ưu điểm như trên, chắc chắn bạn không còn phải bận tâm về chuyện mặt bếp có bị nứt/vỡ khi đang đun nấu.
Tình trạng trầy xước có thể thường thấy hơn, lý do được đưa là là do người sử dụng dùng khôn cẩn thận làm va chạm những vật sắc nhọn trong khi trong khi làm vệ sinh bếp hoặc dùng khăn lau không đúng chất lượng.
Lời khuyên từ chuyên gia Edesa, bạn nên có một chiếc khăn cotton mềm để vệ sinh mặt bếp sau mỗi lần nấu nướng và sử dụng loại nước vệ sinh mặt bếp chuyên dụng.